Bài viết sẽ giúp bà mẹ có thể hiểu rõ hơn về các thay đổi trong cơ thể của mình và những tác động của chúng đến thai nhi.
Bà mẹ sẽ được tư vấn về chế độ dinh dưỡng phù hợp, cách tập luyện an toàn và đúng cách, các bài tập thở để giúp cải thiện sức khỏe và thải độc tố ra khỏi cơ thể.
Ngoài ra, bài viết cũng đưa ra những lời khuyên hữu ích để giúp bà mẹ tìm kiếm sự hỗ trợ và tư vấn từ các chuyên gia y tế, cũng như các phương pháp để giải tỏa căng thẳng và lo âu trong suốt quá trình mang thai.
Những điều cần tránh khi mang thai 3 tháng giữa
Những việc sau có thể ảnh hưởng đến an toàn và sức khỏe của thai:
Trèo cao, làm việc nặng như bê vác đồ nặng, leo trèo cầu thang,…
Đứng lên hoặc ngồi xuống quá đột ngột.
Cúi đầu xuống dưới thường xuyên để làm việc.
Đứng yên ở một vị trí quá lâu.
Mang giày cao gót thường xuyên.
Dấu hiệu nên đi khám khi mang thai 3 tháng giữa
Khi chăm sóc bà bầu 3 tháng giữa, nếu xuất hiện những dấu hiệu sau nên đi khám càng sớm càng tốt:
Đau bụng kèm theo chảy máu âm đạo.
Mất các dấu hiệu mang thai một cách đột ngột.
Không nghe thấy tim thai cũng như cử động thai.
Không tăng cân và bụng không phát triển.
Nước ối quá nhiều hoặc quá ít.
Vỡ nước ối sớm.
Bị chuột rút và đau lưng.
Kinh nghiệm chăm sóc bà bầu suốt thai kỳ
Chăm sóc bà bầu 3 tháng giữa không chủ quan khi đau bụng và ra máu âm đạo
Chế độ dinh dưỡng chăm sóc bà bầu 3 tháng giữa
3 tháng giữa thai kỳ mẹ bầu nên tăng khoảng 3 – 4kg là hợp lý nhất. Chế độ dinh dưỡng cần đảm bảo đủ chất với 3 nhóm thực phẩm cơ bản sau:
Nhóm chất bột: cơm, ngô, mì, sắn, khoai,…
Nhóm chất béo: mỡ, dầu, lạc, vừng,…
Nhóm chất đạm: trứng, cá, thịt, đậu, đỗ, tôm, cua,…
Nhóm Vitamin, chất xơ, khoáng chất: vùng, lạc, mỡ, dầu,…
Mỗi ngày, các bữa ăn nên đảm bảo cung cấp khoảng 2550 kcal cho mẹ bầu để vừa đảm bảo dinh dưỡng cho con vừa đáp ứng năng lượng cho hoạt động hàng ngày của mẹ. Cùng với đó, mẹ bầu nên uống đủ hơn 2 lít nước mỗi ngày, xem xét sử dụng thêm thuốc bổ, vitamin theo hướng dẫn của bác sĩ.